Kinh nghiệm Xác định giá xuất kho theo Thông tư 200 dựa trên phương...

Xác định giá xuất kho theo Thông tư 200 dựa trên phương pháp nào?

661

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể xác định giá xuất kho bằng nhiều phương pháp. Đặc biệt khi tính giá xuất kho theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Có rất nhiều các phương pháp để kế toán viên có thể áp dụng theo.

Xác định giá xuất kho theo Thông tư 200 dựa trên phương pháp nào?

Phương pháp xác định giá xuất kho theo bình quân gia quyền cuối kỳ

Khi kế toán viên áp dụng theo phương pháp này, đến ngày cuối cùng của kỳ kế toán. Kế toán viên mới bắt đầu tính giá trị của tổng số hàng hóa đã xuất kho trong cả kỳ đó. Để có thể tính giá đơn vị bình quân, mỗi doanh nghiệp sẽ tính khác nhau. Còn tùy thuộc vào trong các kỳ dự trữ của doanh nghiệp. Theo đó kế toán hàng tồn sẽ dựa vào mức giá nhập hàng. Lượng hàng tồn kho trong đầu kỳ kinh doanh và cả trong kỳ. Dựa trên những yếu tố này cùa doanh nghiệp. Kế toán viên sẽ tính được giá đơn vị bình quân ở trong từng doanh nghiệp.

Công thức tính như sau:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

Ưu điểm của phương pháp xác định giá bình quân thep bình quân gia quyền vào cuối kỳ. Với phương pháp này có ưu điểm dễ làm, đơn giản và tiết kiệm thời gian. Chỉ cần phảii làm 1 lần vào thời điểm cuối kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có nhược điểm của nó. Đối với độ chính xác của phương pháp này không được đánh giá cao. Hơn nữa, khi toàn bộ dữ liệu của kho hàng bị dồn cùng lúc vào cuối tháng. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến công việc của các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Phương pháp xác định giá xuất kho theo bình quân gia quyền từng lần nhập

Khi doanh nghiệp áp dụng phư

Xác định giá xuất kho theo Thông tư 200 dựa trên phương pháp nào?

Công thức tính như sau:

Đơn giá xuất kho lần n= (Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng hóa nhập trước lần xuất thứ n)/(Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng hàng hóa nhập trước lần xuất thứ n )

Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể cập nhật thường xuyên về dữ liệu. Cũng tiện lợi hơn cho quá trình làm việc của các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, kế toán viên sẽ phải tính toán thường xuyên hơn. Và mỗi lần tính toán sẽ phức tạp và tốn nhiều công sức của kế toán viên.

Áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước với kho hàng

Đối với phương pháp nhập trước – xuất trước, nó sẽ được thực hiện ở trong các doanh nghiệp dựa trên các giả định như sau. Giá trị của các mặt hàng tồn kho nào được sản xuất trước hoặc được mua vào trước. Như vậy, hàng tồn đó sẽ được phép xuất kho trước. Những hàng tồn kho còn lại, khi chưa được xuất. Những mặt hàng này thuộc các mặt hàng được sản xuất hoặc được mua vào thời điểm cuối kỳ.

Khi doanh nghiệp áp dụng phương thức này để tính giá trị hàng tồn kho. Như vậy, giá trị của toàn bộ hàng tồn kho sẽ bằng giá trị của lô hàng nhập vào trong doanh nghiệp ở thời điểm đầu kỳ hoặc thời điểm gần đầu kỳ.

Còn đối với những mặt hàng tồn kho ở thời điểm cuối kỳ. Giá trị của những mặt hàng này sẽ được tính dựa trên giá trị của những mặt hàng mua vào ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.

Khi mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp này. Có thể tính được ngay giá trị hàng hóa ngay tại thời điểm xuất kho. Nó có thể đảm bảo kịp thời được thời điểm cung ứng dữ liệu kho hàng cho các bộ phận khác thực hiện công việc. Có thể thấy rằng. Trị giá của vốn hàng tồn kho sẽ được xác định gần sát với mức giá đang bán trên thị trường của mặt hàng đó. Có như vậy, các chỉ tiêu được ghi ở trên Báo cáo kế toán sẽ có ý nghĩa gần gũi và thực tế hơn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phương phá nhập trước – xuất trước sẽ để lại nhược điểm. Khi mà doanh thu của thời điểm hiện tại sẽ không trùng khớp với các khoản chi phí trong thời điểm hiện tại.

Xem thêm:

Cần lưu ý các điểm này khi hạch toán tiền lương để trở thành kế toán giỏi

5 lý do chứng minh ngành Kế toán luôn hấp dẫn với giới trẻ

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên