Bộ phận kế toán doanh nghiệp là gì? Họ cần đáp ứng những yêu cầu thế nào trong công việc? Để giải đáp hết thắc mắc về kế toán doanh nghiệp hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Khái niệm về kế toán doanh nghiệp là gì?
Trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp kế toán DN là một trong những khâu rất quan trọng. Các kế toán viên cũng sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc rất hiệu quả và đáng tin cậy.
Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra. Đồng thời phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp được chia làm hai mảng bộ phận chính. Đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ, cụ thể:
- Mỗi doanh nghiệp không thể nào thiếu đi được bộ phần kế toán nội bộ. Công việc chủ yếu của bộ phận này là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính. Theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Đặc biệt bản báo cáo này sẽ có trách nhiệm ghi nhận chi tiết và chính xác cho các nhà quản trị, lãnh đạo của doanh nghiệp.
- Kế toán thuế là bộ phận đóng vai trò khá quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công việc chính của bộ phận này bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra. Ngoài ra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
Những thành phần của kế toán doanh nghiệp
Kế toán DN hiện nay đang được tiến hành tương ứng với luật pháp Việt Nam theo tất cả các thành phần kế toán. Những thành phần được liệt kê cụ thể như sau:
- Giao dịch tiền gửi và tiền mặt, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm.
- Kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
- Giao dịch ngoại tệ.
- Hạch toán với đối tác (người mua, người bán).
- Hạch toán với người nhận tạm ứng.
- Hạch toán tiền lương với người lao động.
- Hạch toán với ngân sách.
Những yêu cầu của kế toán doanh nghiệp là gì?
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính. Từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán,…
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. Phản ánh trung thực hiện tại, bản chất sự việc. Nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính. Từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước đó.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
Tuân thủ theo những yêu cầu trên thì hoạt động của kế toán doanh nghiệp sẽ được diễn ra trơn tru hơn, suôn sẻ hơn rất nhiều. Không chỉ thế chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho phía công ty. Doanh nghiệp khi đang hoạt động.
Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích nhất về kế toán DN. Chúng tôi luôn cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích nhất để mọi người có thể tham khảo và nắm bắt được tất cả thông tin bất cứ lúc nào khi cần.
Xem thêm
Mách bạn cách xác định giá phí hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua
Doanh nghiệp muốn thành lập văn phòng đại diện cần làm thủ tục gì?
Hướng dẫn cách lập giấy đề nghị hoàn thuế mẫu 01/ĐNHT trên HTKK