Trong ngành Kế toán, tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà kế toán viên cần phải hiểu rõ và nắm rõ về những quy định của đơn vị tiền tệ trong kế toán. Tránh trường hợp xảy ra sai sót không đáng có trong quá trình làm việc.
Quy định về tiền tệ trong hệ thống Kế toán Việt Nam
Trong hệ thống Kế toán Việt Nam hiện nay, sử dụng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nan. Trong đó, nó được ký hiệu Quốc gia là “đ” và được ký hiệu Quốc tế là VNĐ.
Đối với đơn vị tiền tệ trong kế toán, nó sẽ được sử dụng để ghi chép dữ liệu, lập Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp chủ yếu thực hiện giao dịch, thu chi bằng đồng ngoại tệ. Doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của Điều 6, Thông tư 33. Doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể sử dụng đơn vị ngoại tệ đó để ghi chép sổ kế toán trong doanh nghiệp.
Các chuẩn mực để doanh nghiệp xác định tiền tệ
- Doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ thu chi chủ yếu bằng đồng ngoại tệ. Sẽ căn cứ vào trong Luật kế toán hiện hành, để xem xét và lựa chọn đơn vị ngoại tệ cho doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đơn vị ngoại tệ đó trước pháp luật. Trước khi doanh nghiệp thực hiện lựa chọn một đơn vị ngoại tệ nào đó. Cần phải gửi thông báo trước đến cho đơn vị thuế trực tiếp quản lý.
- Một đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán phải đảm bảo được các yếu tố như sau:
- Đơn vị tiền tệ này được sử dụng nhiều trong các giao dịch bán hàng của doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng và dịch vụ của doanh nghiệp. Sử dụng để niêm yết giá bán hàng và thanh toán hàng hóa.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa và dịch vụ. Nó có sức ảnh hưởng lớn đến chi phí của nhân công, sản xuất và một số hoạt động khác. Doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ đó để thanh toán các khoản chi phí.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động được nguồn lực về tài chính cho doanh nghiệp. Ví dụ như thực hiện phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp thường xuyên thu được đơn vị tiền tệ này từ các hoạt động như kinh doanh hay hoạt động tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ này có thể phản ánh được các sự kiện, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị. Sau khi kế toán viên đã xác định được đơn vị tiền tệ, sẽ không được phép thay đổi đơn vị tiền tệ.
Thay đổi đơn vị tiền tệ trong doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Nếu như có sự thay đổi lớn về các hoạt động kinh doanh hay hoạt động quản lý doanh nghiệp. Điều này khiến cho đơn vị tiền tệ trong kế toán sử dụng không thể đủ khả năng để đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi đơn vị ở trong kế toán.
Lưu ý, đối với vấn đề chuyển đổi đơn vị kế toán này sang một đơn vị kế toán khác. Nó sẽ chỉ được thay đổi khi doanh nghiệp của bạn đang bắt đầu một niên độ kế toán mới.
Sau khi đã thay đổi đơn vị tiền tệ trong doanh nghiệp. Kế toán cần phải thực hiện báo cáo cho cơ quan Thuế quản lý về việc thay đổi. Thời hạn chậm nhất cho việc thay đổi là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng đơn vị tiền tệ mới.
Báo cáo tài chính chuyển đổi sang Đồng Việt Nam như thế nào?
Đối với những doanh nghiệp đang sử dụng một đơn vị tiền tệ khác với Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ. Như vậy, Báo cáo tài chính sử dụng để công bố và nộp cho cơ quan thuế. Phải là Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam. Đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo. Như vậy, cần phải thực hiện kiểm toán trước khi công bố ra bên ngoài và nộp lên có quan thuế.
Doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam dựa trên Điều 7 8 của Thông tư 133. Sau khi đã chuyển đổi sang Đồng Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải trình bày lại nội dung trong bản Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Xem thêm:
Cần lưu ý các điểm này khi hạch toán tiền lương để trở thành kế toán giỏi
5 lý do chứng minh ngành Kế toán luôn hấp dẫn với giới trẻ
Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên