Việc lập Báo cáo tình hình sử dụng lao động đã không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán viên cần phải đảm thường xuyên cập nhật về những điểm mới trong Báo cáo để cải thiện nội dung trong Báo cáo. Vậy, năm 2020 có những điểm gì thay đổi?
Thủ tục và trình tự trong Báo cáo tình hình sử dụng lao động
Khi doanh nghiệp thực hiện việc thông báo công khai việc tuyển dụng lao động. Lưu ý, vấn đề này cần phải được thông qua một trong những hình thức như sau:
- Doanh nghiệp phải niêm yết thông báo tuyển dụng ở chi nhánh văn phòng. Niêm yết ở văn phòng đại diện nơi mà công ty đang thực hiện tuyển dụng lao động.
- Doanh nghiệp sẽ thông báo về vấn đề tuyển dụng ở trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Quy định mới đối với sổ quản lý lao động trong doanh nghiệp
Từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu nhận được Giấy phép kinh doanh và bắt đầu hoạt động. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoạt động, doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động. Lập sổ này cho chi nhánh doanh nghiệp và trụ sở doanh nghiệp.
Khi hợp đồng lao động đã bắt đầu có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thực hiện ghi chép và nhập lại đầy đủ toàn bộ thông tin về người lao động mới. Một khi doanh nghiệp có sự thay đổi về nhân sự, kế toán viên cần phải lập tức cập nhật nhanh thông tin vào trong sổ quản lý lao động.
Thông thường, đối với sổ quản lý doanh nghiệp sẽ có hai hình thức, bao gồm sổ quản lý lao động bằng giấy và sổ quản lý bằng điện tử. Doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn sử dụng một trong hai hình thức sổ như trên.
Thông tin cơ bản trong sổ quản lý lao động
Đối với sổ quản lý lao động trong doanh nghiệp, cần phải đảm bảo những thông tin như sau:
- Thông tin cá nhân của người lao động. Bao gồm: Họ và tên; Địa chỉ; Giới tính; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Số chứng minh thư nhân dân.
- Trình độ chuyên môn về kỹ thuật
- Trình độ về kỹ năng nghề nghiệp
- Vị trí việc làm của người lao động
- Hợp đồng lao động thuộc dạng nào
- Thời gian người lao động bắt đầu làm việc
- Thông tin về người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế v Bảo hiểm thất nghiệp
- Tiền lương cơ bản
- Nâng bậc tiền lương và nâng lương cho người lao động
- Tổng số ngày nghỉ tính theo năm dương lịch và lý do vì sao nghỉ việc
- Tổng số giờ làm thêm trong năm dương lịch
- Các chế độ Bảo hiểm mà người lao động được hưởng
- Kỷ luật lao động
- Tai nạn lao động hoặc bị bệnh trong thời gian làm việc
- Thời gian nghỉ việc và lý do nghỉ việc
Sổ quản lý lao động có vai trò vô cùng quan trọng. Kế toán cần có trách nhiệm bảo quản sổ cẩn thận. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, cần phải xuất trình sổ quản lý để kiểm tra.
Báo cáo tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Kể từ ngày bắt đầu đi vào hoạt động, sau 30 ngày, doanh nghiệp cần phải tiến hành lập khai trình sử dụng lao động. Kế toán viên sẽ tiến hành lập khai trình sử dụng lao động dựa trên Mẫu 05 ban hành kèm theo Thông tư 23.
Đối với thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp cần phải nộp trong thời điểm sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm. Theo đó, kế toán sẽ nộp Báo cáo trước ngày 25/05 và trước ngày 25/11 hàng năm, tính theo năm dương lịch. Đối với mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động, kế toán viên sẽ dựa trên mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 23.
Địa điểm nộp Báo cáo: Nộp tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cơ sở nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh
Lưu ý, khi làm Báo cáo tình hình sử dụng lao động. Kế toán viên nên làm 2 bản. Trong đó, 1 bản để nộp tại Sở Lao động thương binh và Xã hội. Bản còn lại sẽ do doanh nghiệp giữ theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành.
Xem thêm:
Cần lưu ý các điểm này khi hạch toán tiền lương để trở thành kế toán giỏi
5 lý do chứng minh ngành Kế toán luôn hấp dẫn với giới trẻ
Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên