Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những hồ sơ giấy tờ không thể thiếu đối với một công ty trong việc quyết toán thuế và đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Những thành phần cơ bản trong báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính thường được chịu trách nhiệm bởi bộ phận kế toán của công ty. Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm 4 loại sau đây:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Để tìm hiểu về nội dung chi tiết của từng bảng báo cáo, cùng theo dõi những nội dung tiếp theo.
Bảng cân đối kế toán
Thể hiện tất cả các thông tin liên quan đến tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả của công ty. Các thông tin này được liệt kê vào một thời điểm cụ thể, có thể là cuối tháng/quý/năm…
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần chính: tài sản và nguồn vốn
- Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp có tính đến thời điểm cuối kỳ kế toán.
- Nguồn vốn thể hiện dòng vốn của doanh nghiệp đến từ đâu, bao nhiêu tính đến cuối kỳ hạch toán.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tại đây, báo cáo trình bày tất cả các khoản phát sinh của một doanh nghiệp. Cụ thể là doanh thu, thu nhập khác và chi phí tại một kỳ cụ thể.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ví như một cuốn phim thể hiện quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Báo cáo quan trọng nhất là phần lợi nhuận, lãi hay lỗ. Phần lợi nhuận này được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi cho chi phí phát sinh. Lãi nếu như doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại, doanh nghiệp sẽ lỗ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được biết đến như báo cáo dòng tiền mặt của công ty. Trên báo cáo sẽ thể hiện hai thông tin về dòng tiền vào và dòng tiền ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Dòng tiền vào:
- Khoản thu được từ khách hàng thông qua việc bán hàng hóa, dịch vụ.
- Lãi khi gửi tiền ngân hàng.
- Lãi khi tiết kiệm và đầu tư.
- Các khoản đầu tư của cổ đông
Dòng tiền ra
- Khoản tiền chi cho việc mua cổ phiếu, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tiền chi cho việc chi trả lương cho nhân viên, vận hành doanh nghiệp mỗi ngày.
- Chi mua tài sản cố định như máy tính, máy móc, thiết bị…
- Chi trả lợi tức cho các cổ đông.
Báo cáo này giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả dòng tiền vào và dòng ra của một tổ chức.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Công dụng của bảng thuyết minh báo cáo tài chính:
- Giải thích và bổ sung thêm về tình hình hoạt động, sản xuất – kinh doanh, tài chính, kết quả KD của doanh nghiệp. (Trong trường hợp các báo cáo khác không rõ ràng và chi tiết).
- Người đọc có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Những nội dung cơ bản của thuyết minh báo cáo tài chính
- Doanh nghiệp hoạt động như thế nào?
- Kế toán nằm ở khoảng thời gian nào (kỳ kế toán)
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là gì?
- Chuẩn mực và chế độ kế toán được áp dụng là gì?
- Thông tin bổ sung làm rõ hơn về bảng cân đối kế toán.
- Thông tin bổ sung làm rõ hơn về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Thông tin bổ sung làm rõ hơn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Tầm quan trọng của một báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Phản ánh một cách tổng quan nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời còn trình bày các thông tin liên quan đến tài sản, nợ, tài chính doanh nghiệp.
- Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không?
- Giúp nghiên cứu, phân tích từ đó đề ra các quyết định chiến lược cho công ty.
- Doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch đúng đắn trong việc sử dụng vốn, nâng cao hiệu suất.
Hy vọng những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về báo cáo tài chính, ý nghĩa cho đến các thành phần cấu thành nên nó.
Xem thêm
Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào? Cách xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Muốn thay đổi Kế toán trưởng cần phải làm những gì?
Hợp nhất kinh doanh là gì? Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh