Kinh nghiệm Doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trong mấy năm?

Doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trong mấy năm?

345

Một doanh nghiệp khi gặp phải tình trạng bị thua lỗ là điều không quá xa lạ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải nắm được thời hạn được chuyển lỗ là bao lâu? Việc chuyển lỗ sẽ diễn ra như thế nào?

Doanh nghiệp chuyển lỗ: Thời hạn được chuyển lỗ mấy năm?

Thời hạn cho doanh nghiệp chuyển lỗ không quá 5 năm

Sau quá trình tiến hành quyết toán Thuế trong doanh nghiệp và doanh nghiệp phát hiện ra doanh thu bị lỗ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chuyển liên tục và phải chuyển toàn bộ số doanh thu bị lỗ đó vào trong thu nhập. Khoản thu nhập chịu Thuế đã trừ đi khoản thu nhập miễn thuế của những năm tài chính tiếp theo. Đối với thời hạn doanh nghiệp chuyển lỗ sẽ không được phép quá 5 năm liên tục. Được tính kể từ sau năm phát sinh lỗ vốn doanh nghiệp.

Khi đã quá thời hạn 5 năm chuyển lỗ, tính từ năm mà doanh nghiệp đã bắt đầu phát sinh lỗ vốn. Trong trường hợp mà toàn bộ số lỗ chưa được chuyển hết vào trong thu nhập. Như vậy, số lỗ còn lại sẽ không được phép chuyển vào trong thu nhập của những năm tiếp theo.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ không được chuyển lỗ liên tục trong vòng 5 năm, kể từ năm mà doanh nghiệp bắt đầu bị lỗ. Lưu ý, đối với thời hạn báo lỗ của doanh nghiệp thì không được quy định.

Phương thức xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuyển lỗ: Thời hạn được chuyển lỗ mấy năm?

Công thức xác định các khoản lỗ của doanh nghiệp

Các khoản lỗ của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trong Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Các khoản lỗ phát sinh của doanh nghiệp trong kỳ tính Thuế bằng tổng số chênh lệch âm và các khoản thu nhập tính Thuế. Trong đó, chưa bao gồm có các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước chuyển qua.

Công thức tính thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập tính Thuế = (Doanh thu – các khoản chi chí được trừ + các khoản thu nhập khác ) – Thu nhập được miễn thuế

Trong trường hợp mà doanh nghiệp tính thu nhập tính thuế với kết quả nhỏ hơn 0. Như vậy, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đó đã bị lỗ vốn. Trong trường hợp mà doanh nghiệp tính thu nhập tính thuế với kết quả lớn hơn 0. Như vậy, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đó đã có lãi.

 Những lưu ý khi xác định các khoản lỗ của doanh nghiệp

  • Sau khi doanh nghiệp đã tiến hành quyết toán Thuế doanh nghiệp và phát hiện ra lỗ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển liên tục và chuyển toàn bộ số tiền bị lỗ vào trong các khoản thu nhập của những năm tiếp theo.
  • Khi doanh nghiệp có các khoản lỗ của các quý liên tục trong vòng 1 năm tài chính. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành bù trừ số lỗ của quý này vào trong quý tiếp theo của năm đó. Và trong thời điểm quyết toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành xác định toàn bộ số lỗ của cả năm kinh doanh. Và chuyển toàn bộ số lỗ đó liên tục vào trong những năm tiếp theo của năm mà doanh nghiệp bắt đầu phát sinh lỗ.
  • Nếu như các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra và xác định số lỗ được chuyển. Nhưng lại không giống với số lỗ được chuyển mà doanh nghiệp đã báo cáo. Trong trường hợp này, số lỗ cuối cùng sẽ được ghi nhận dựa trên kết luận của cơ quan Thuế đã kiểm tra trước đó.
  • Doanh nghiệp sẽ tự xác định số lỗ doanh thu vào trong thu nhập. Nếu như trong trường hợp mà doanh nghiệp đã chuyển lỗ, trong quá trình đó lại phát sinh thêm lỗ. Các khoản lỗ phát sinh này lại được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục trong những năm tài chính tiếp theo.
  • Trong trường hợp mà doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi, chia tách, hợp nhất, giải thể hay phá sản. Doanh nghiệp vẫn sẽ phải làm việc và giải quyết với cơ quan Thuế cho đến khi có quyết định.
  • Toàn bộ các khoản lỗ đã phát sinh trong doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến hành chia, tách.. Những khoản lỗ này vẫn đang trong thời gia chuyển lỗ qua năm khác. Các khoản lỗ này sẽ được chia cho các doanh nghiệp sau khi được chia tách. Nguyên tắc chia tách sẽ dựa trên số vốn chủ sở hữu được chia.

Xem thêm: 

Những dấu hiệu “nhận dạng” gian lận Báo cáo tài chính

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên

Sử dụng hóa đơn điện tử hơn gì so với hóa đơn giấy?