Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng của Báo cáo tài chính là tìm ra kết quả kiểm toán hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua BCTC.
Kiểm toán Báo cáo tài chính nhằm mục đích gì?
Trong các doanh nghiệp, các đơn vị, luôn có sẵn nhu cầu sử dụng thông tin cho mục đích quản lý. Có thể thấy rằng, đơn vị nào cũng cần có lượng thông tin nhanh và chính xác nhất để có thể kịp thời đưa ra quyết định về kinh tế của mình. Nhưng những thông tin được cung cấp cho nhà quản lý này cần phải đảm bảo được tính trung thực, độ tin cậy cao và mang tính khách quan.
Khâu kiểm toán Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xét và ý kiến độc lập của mình về tính khách quan cũng như sự trung thực của Báo cáo tài chính mà mình đã kiểm toán. Trong khâu kiểm toán của Kiểm toán viên, cũng có thể đưa ra những nhận xét thực tế. Về vấn đề công tác tài chính Kế toán trong doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp cảit thiện tốt hơn nữa về công tác Kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp. Có thể cung cấp được nhiều thông tin hữu ích, đáng tin cậy.
Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên cần phải lưu ý đảm bảo được các chuẩn mực của kiểm toán Việt Nam.
Kiểm toán Báo cáo tài chính được khoanh vùng trong phạm vi nào?
Khi kiểm toán, các khâu kiểm toán đều sẽ tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Trong quá trình làm việc, Kiểm toán viên sẽ tự mình lập ra các kế hoạch kiểm toán để có thể phát hiện ra các sai sót trong yếu kịp thời. Thông thường, trong quá trình thực hiện kiểm toán, phạm vi kiểm tóa n sẽ được mở rộng. Để đảm bảo môt số các vấn đề như sau:
- Hệ thống kế toán ở trong toàn doanh nghiệp và những Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong doanh nghiệp. Tất cả đều được xây dựng phù hợp. Bên cạnh đó, phản ánh được tính trung thực và đúng đắn của doanh nghiệp trong đúng thời điểm cuối năm, kết thúc năm tài chính.
- Đảm bảo tất cả những chứng từ quan trọng, tài khoản kế toán, sổ sách. Đều được ghi chép và lưu trữ phù hợp đối với tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Có mối liên quan chặt chẽ với các chứng từ, Báo cáo tài chính và sổ kế toán của đơn vị.
- Trong Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực về về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ở trong thời điểm kết thúc năm tài chính.
Các nội dung thực hiện khi kiểm toán BCTC
Trong quá trình kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải đảm bảo được các nội dung như sau:
- Đảm bảo được vấn đề quản lý và sử dụng tài sản cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Kiểm toán viên phải chấp hành những chế độ về quản lý tài chính – kế toán thống kê của nhà nước đưa ra.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần phải làm rõ được những vấn đề như sau:
- Chứng minh được các thông tin trong Báo cáo tài chính. Có được lập dựa trên chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam hay không. Các chế độ đó có được áp dụng một cách kịp thời và nhất quán trong BCTC hay không.
- Toàn bộ những thông tin được ghi trong BCTC có thực sự phản ánh trung thực, đầy đủ. Về tình hình phát triển của doanh nghiệp. Trong thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
Trong quá trình kiểm toán, cần phải đưa ra những nhận xét khách quan về chế độ kế toán. Và hệ thống kiểm soát nội bộ. Bao gồm những nhận xét như sau:
- Việc ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán. Việc luân chuyển sổ sách, chứng từ kế toán. Công tác quản lý và lưu trữ các chứng từ kế toán.
- Phương pháp lập Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị và một số các vấn đề liên quan.
- Công đoạn hạch toán kế toán và công tác kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Những vấn đề này, kiểm toán viên đều phải hết sức lưu ý khi kiểm toán BCTC doanh nghiệp.
Xem thêm:
Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên
Hóa đơn trả hàng: Kế toán viên cần kê khai như thế nào?
Quyết toán Thuế TNDN: Kinh nghiệm dành cho công ty sản xuất