Biên bản đối chiếu công nợ là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu công nợ của doanh nghiệp. Mời bạn đọc tải về biểu mẫu này trong bài viết dưới đây.
Công nợ là gì?
Trước hết ta cùng tìm hiểu xem “công nợ là gì?”. Trong kế toán, công nợ là các khoản tiền chưa thanh toán phát sinh từ hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Các khoản nợ này phát sinh với người cung cấp, đối tác làm ăn,… và do kế toán công nợ quản lý, theo dõi.
Căn cứ vào nội dung, công nợ có thể chia thành các loại sau:
– Công nợ phải thu: công nợ phải thu phát sinh khi doanh nghiệp đã bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa thu tiền người mua.
– Công nợ phải trả: Công nợ phải trả phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… nhưng chưa thanh toán tiền. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp, người bán.
– Công nợ phải thu – phải trả khác: Các khoản công nợ này phát sinh khi xảy ra các nghiệp vụ:
+ Thu bồi thường do mất mát, hư hỏng vật tư.
+ Thu giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ quyết định xử lý.
– Các khoản tạm ứng: đây là khoản tiền hay vật tư được giao cho nhân viên để thực hiện công việc đã được cấp trên phê duyệt.
Biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Biên bản đối chiếu công nợ là biên bản được lập giữa khách hàng và nhà cung cấp hay giữa bên mua và bên bán. Biên bản là là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán giữa hai bên. Đặc biệt là kiểm tra tình hình thanh toán không dùng tiền mặt (hay các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng). Đây chính là giá trị pháp lý của biên bản đối chiếu công nợ.
Mục đích của biên bản
Biên bản đối chiếu công nợ có vai trò quan trọng đối với cơ quan thuế và doanh nghiệp.
– Đối với cơ quan thuế, đây là căn cứ để kiểm tra xem quá trình thanh toán của doanh nghiệp có thực hiện theo đúng quy định hay không.
– Đối với doanh nghiệp, biên bản này là tài liệu để kế toán công nợ kiểm tra, theo dõi các khoản công nợ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng.
Nội dung của biên bản
Biên bản này được lập thành 2 bản và có giá trị như nhau. Bên mua và bên bán mối bên giữ 1 bản làm cơ sở thanh toán sau này. Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đối chiếu này mà bên B không nhận được phản hồi thì công nợ ghi trên biên bản coi như được chấp nhận.
Biên bản đối chiếu công nợ có những nội dung cơ bản sau:
– Tên công ty.
– Số biên bản.
– Căn cứ lập biên bản.
– Địa chỉ, ngày/tháng/năm.
– Thông tin bên A (bên mua).
– Thông tin bên B (bên bán).
– Thông tin đối chiếu công nợ: công nợ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ.
– Kết luận.
– Chữ ký và dấu của đại diện bên A và bên B.
Tải về mẫu Biên bản đối chiếu công nợ
Mời bạn đọc tải về TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
Hàng tồn kho là gì? Phương pháp kế toán và cách xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Phương pháp hạch toán tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu
Đã có quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, BHTN