Tài khoản 111 là tài khoản mà kế toán nào cũng phải biết bởi nó phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của doanh nghiệp. Vậy nội dung của tài khoản 111 như thế nào, cách hạch toán tài khoản 111 ra sao, hãy cùng ketoan.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111
Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2 là:
- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam
- Tài khoản 1112 – Tiền ngoại tệ
- Tài khoản 1113 – Vàng, bậc, kim khí quý, đá quý
Kết cấu và nội dung của tài khoản 111 sẽ được phản ánh như sau:
1. Bên Nợ
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo nếu tỷ giá hối đoái tăng so với đồng Việt Nam
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
2. Bên Có
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền mặt xuất quỹ
- Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo nếu tỷ giá hối đoái giảm so với đồng Việt Nam
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
3. Số dư bên nợ
Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
II. Cách hạch toán tài khoản 111 theo Thông tư 200
1. Các giao dịch phát sinh liên quan đến tiền mặt là tiền Việt Nam
1.1. Nghiệp vụ thu tiền mặt
a) Thu tiền mặt về bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu, kế toán cần phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vj theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu. Sau đó ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111) (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Chi tiết từng loại thuế)
Trường hợp không thể tách ngay các khoản thuế phải nộp, kế toán cần ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp và ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111) (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bao gồm cả thuế)
- Đồng thời, định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Chi tiết từng loại thuế)
Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thu ngay bằng tiền mặt:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán)
- Có TK 515 - Doanh hoạt động tài chính (giá bán chưa có thuế GTGT)
- Có TK 711 -Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
b) Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 136 – Phải thu nội bộ
- Có TK 138 – Phải thu khác
- Có TK 141 – Tạm ứng
c) Thu hồi tiền đầu tư bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch lỗ so với giá vốn)
- Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (Giá vốn)
- Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Giá vốn)
- Có TK 228 – Đầu tư khác (Giá vốn)
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lãi so với giá vốn)
d) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
- Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
e) Nhận các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
- Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược.
f) Rút tiền ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
- Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122).
g) Vay, nợ thuê tài chính phát sinh bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
- Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính.
h) Nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 Tiền mặt (1111)
- Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
i) Khi nhận được tiền của ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
- Có TK 333 (3339) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
k) Thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
- Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
- Có TK 338 (3381) – Phải trả, phải nộp khác.
1.2. Nghiệp vụ chi tiền mặt
a) Chi tiền mặt nộp ngân hàng, bưu điện, ghi:
- Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng: Chi tiền nộp (gửi) vào ngân hàng
- Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển: Chi tiền đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo Có.
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
b) Chi tiền mặt đầu tư, ghi:
- Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh: Chi tiền mặt mua chứng khoán
- Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con: Chi tiền mặt đầu tư vào công ty con
- Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết: Chi tiền mặt để đầu tư liên doanh, liên kết
- Nợ TK 228 - Đầu tư khác: Chi tiền mặt góp vốn vào đơn vị khác; đầu tư khác
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
c) Chi tiền mặt cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, ghi:
- Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
d) Chi tiền mặt mua tài sản cố định.
Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT):
- Nợ TK 213 - Tài sản cố định vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT):
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332): Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT):
- Nợ TK 213 - Tài sản cố định vô hình (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT):
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
e) Chi tiền mặt cho hoạt động các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ hoặc sửa chữa lớn TSCĐ…)
Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT):
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (giá mua bao gồm cả thuế GTGT):
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
f) Chi tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá mua chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT đâu vào không được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)
- Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)
- Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)
- Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 611- Mua hàng (6111, 6112) (Giá mua chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112) (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
g) Chi tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi:
- Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
- Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
- Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
- Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
- Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
h) Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh không qua kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá chưa thuế GTGT)
- Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Giá chưa thuế GTGT)
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Giá chưa thuế GTGT)
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Giá chưa thuế GTGT)
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Giá chưa thuế GTGT)
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
- Có TK 111 - Tiền mặt (1111).
i) Chi tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Nợ TK 811 – Chi phí khác
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
k) Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
- Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1111).
2. Các giao dịch phát sinh liên quan đến tiền mặt là ngoại tệ
2.1. Nguyên tắc kế toán
- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Ngoại trừ trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng để nhập quỹ tiền mặt thì phải áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của tK 1122.
- Bên có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
- Doanh nghiệp phải đanh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng tiền Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.
2.2. Phương pháp hạch toán
a) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
- Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241, 621, 623, 627, 641,642,133,…(theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, ghi:
- Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,621,623, 627, 641, 642,…(theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Có TK 111– Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
c) Khi vay bằng tiền mặt là ngoại tệ.
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (theo tỷ giá giao dịch thực tế).
d) Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền mặt là ngoại tệ, ghi:
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
- Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341, … (tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
- Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341, … (tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
- Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Có các TK 511, 515, 711,… (Theo tỷ giá giao dịch thực tế).
f) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng tiền mặt là ngoại tệ (Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ…):
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
- Có các TK 131, 136, 138,… (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế)
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
- Có các TK 131, 136, 138,… (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
g) Đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ cuối kỳ kế toán:
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế để đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ cuối kỳ:
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền Việt Nam), ghi:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112)
- Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng tiền Việt Nam), ghi:
- Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Có TK 111 – Tiền mặt (1112).
Hy vọng qua bài viết này, kế toán sẽ có thể thành thạo cách hạch toán tài khoản 111 cũng như các tài khoản có liên quan để công việc kế toán hàng tháng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
>> Cách hạch toán tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con
>> Cách hạch toán chi tiết Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định