Kinh nghiệm Thuế GTGT 0% và không chịu thuế GTGT khác nhau thế nào?

Thuế GTGT 0% và không chịu thuế GTGT khác nhau thế nào?

2636
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp được tạo điều kiện chịu thuế suất Giá trị gia tăng 0%. Dưới đây, AMIS Kế toán sẽ cập nhật chi tiết danh sách đối tượng chịu thuế Giá trị Gia tăng 0% mới nhất.

Cùng với thuế TNDN và thuế TNCN thì thuế GTGT là một trong số những loại thuế quan trọng nhất mà doanh nghiệp có trách nhiệm nộp cho Nhà nước. Tùy vào từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh mà chịu mức thuế suất khác nhau.

Có mặt hàng chịu mức thuế 0%, có loại chịu mức 10% và cũng có loại không phải chịu thuế. Trong đó thuế GTGT 0% và không chịu thuế GTGT là hai trường hợp dễ gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp cũng như kế toán viên.

Như vậy so với thuế suất 0% và không chịu thuế có gì khác nhau? Bài viết này sẽ đi tìm hiểu sự khác biệt giữa hai trường hợp đó.

I. Điểm giống nhau

Điểm giống nhau duy nhất giữa việc phải chịu thuế GTGT 0% và việc không chịu thuế GTGT là các doanh nghiệp sẽ không phải tính thuế GTGT đầu ra, đồng nghĩa với việc không phải nộp bất kỳ một khoản thuế GTGT nào cho nhà nước.

thuế GTGT 0% và không chịu thuế GTGT

II. Điểm khác nhau

1. Về đối tượng

a) Đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng không phải chịu thuế GTGT được quy định tại các văn bản pháp lý sau:

Thông tư gốc: Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

Thông tư sửa đổi, bổ sung:

  • Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC

Theo các Thông tư trên, các loại hàng hóa, dịch vụ được miễn thuế GTGT bao gồm những trường hợp dưới đây:

  • Các sản phẩm (đầu vào và đầu ra) của ngành nông nghiệp của cá nhân tự sản xuất, đánh bắt ở khâu bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  • Các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống cộng đồng. Như các dịch vụ bảo hiểm, y tế, vận tải công cộng, chiếu sáng, duy trì vườn hoa – cây cảnh.
  • Các hàng hóa, dịch vụ khuyến khích sự phát triển văn hóa – xã hội. Như: sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuận; xuất bản phát hành báo sách…
  • Các dịch vụ tài chính ngân hàng.
  • Các loại khuyến khích đầu tư, tăng năng lực sản xuất hoặc trong nước chưa sx được. Như; máy móc, thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được, dây chuyền công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học.
  • Hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hóa viện trợ nhân đạo
  • Hàng hóa nhập khẩu nhưng không tiêu dùng trong nước. Như hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh.
  • Hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu. Như: tài nguyên, khoáng sản thô
  • Đối tượng là nhóm cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

thuế GTGT 0% và không chịu thuế GTGT

b) Các đối tượng chịu thuế GTGT 0%

Các đối tượng phải chịu thuế GTGT với mức 0% được quy định tại các văn bản pháp lý sau:

Thông tư gốc: Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung: Thông tư 130/2016/TT-BTC

Theo đó, đối tượng chịu mức thuế suất 0% là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm sau:

  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
  • Vận tải quốc tế
  • Các hàng hóa, dịch vụ khác như:

  + Hoạt động xây dựng, xây lắp công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan.

  + Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý.

  + Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu khác (Trừ các đối tượng không áp dụng mức thuế suất 0%).

2. Về các tiêu chí khác

thuế GTGT 0% và không chịu thuế GTGT

Như vậy, bài viết đã so sánh các điểm giống và khác nhau giữa việc chịu thuế GTGT 0% và không phải chịu thuế, giúp cho kế toán có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt được 2 hình thức nộp thuế dành cho doanh nghiệp này.

Xem thêm:

>> 15 nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

>> Các trường hợp không phải kê khai nộp thuế GTGT