Đối với doanh nghiệp sản xuất, kế toán thường phải chú ý đến các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân viên và các loại chi phí khác có luên quan đến việc tổ chức, quản lý sản xuất ra sản phẩm theo kế hoạch. Nhiệm vụ của kế toán là phải tập hợp các chi phí đã phát sinh trực tiếp và gián tiếp rồi tổng hợp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán chi phí sản xuất theo Thông tư 200.
1. Chi phí nguyên vật liệu
Định nghĩa và phương pháp tổng hợp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sẩn xuất sản phẩm. Bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản xuất sản phẩm
- Nguyên vật liệu phụ và các vật liệu khác trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
Có hai cách để tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Tổng hợp trực tiếp từ chi phí sản xuất từ chứng từ gốc và đối tượng liên quan
- Trong trường hợp chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng, không hạch toán trực tiếp được thì phân bổ theo các tiêu thức: theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu, theo khối lượng sản phẩm hoàn thành, theo hệ số phân bổ.
Phương pháp hạch toán
Theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT/BTC, các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tổng hợp qua TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu sản xuất theo sơ đồ như sau:
2. Chi phí nhân công trực tiếp
Định nghĩa
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ theo danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo tính chất từng loại công việc.
VD: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo hai cách trên.
Phương pháp hạch toán
Theo thông tư 200, chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tổng hợp qua TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, theo sơ đồ sau:
3. Chi phí sản xuất chung
Định nghĩa
– Chi phí nhân viên phân xưởng: là chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng sản xuất, như: quản đốc, nhân viên kinh tế, thủ kho, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ…
– Chi phí vật liệu: bao gồm các chi phí về vật liệu dùng chung cho toàn bộ phân xưởng như: dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng, sử dụng các vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng ở phân xưởng…
– Chi phí công cụ sản xuất: cá khoản chi phí có liên quan đến công cụ dụng cụ sản xuất dùng chung cho phân xưởng, ví dụ như đúc khuôn mẫu, gá lắp, dụng cụ cầm tay…
– Chi phí khẩu hao: bao gồm tất cả khấu hao của TSCĐ sử dụng ở trong phân xưởng, như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…
– Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các loại chi phí như chi phí điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ…dùng trong phân xưởng sản xuất
– Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí trả bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên. Ví dụ như chi phí tiếp khách, hội thảo, hội nghị… ở phân xưởng sản xuất.
Chính vì những đặc điểm trên, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất và được quản lý, theo dõi theo từng yếu tố của chi phí. Chi phí này là căn cứ để đánh giá hoạt động sản xuất của phân xưởng và cũng là công cụ hiệu quả của các nhà quản lý doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán
Để tổng hợp các chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản này được mô tả qua sơ đồ sau:
Trên đây là những kiến thức hữu ích mà Ketoan.vn cung cấp cho bạn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp.